Máy trợ giảng có thể giúp giáo viên bảo vệ được sức khỏe và giọng nói của mình, trong trường hợp phải đứng dạy liên tục trong một khoảng thời gian dài. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách lựa chọn thiết bị phù hợp nhất với tính chất công việc của mình.
Máy trợ giảng ra đời từ khi nào?
Nguồn gốc ra đời của máy trợ giảng cho đến bây giờ vẫn là một ẩn số. Theo nhiều người cho rằng Trung Quốc là đất nước đầu tiên sáng tạo ra chiếc máy này. Những thiết bị đầu tiên ra đời phục vụ cho mục đích giảng dạy được Trung Quốc sản xuất vào những năm 80 của thế kỳ XX.
Ban đầu, những chiếc máy này chỉ có công dụng đơn giản là phóng đại lời nói của giảng viên thông qua hệ thống bộ đàm. Sau này, do nhu cầu của người sử dụng, thiết bị này đã được cải tiến với một số tác dụng đính kèm như: ghi âm, phát lại lời nói,…
Trung Quốc là đất nước tỷ dân, có nhiều đất đai dùng để xây dựng phân xưởng. Chính vì vậy nên hiện nay đất nước này cũng dẫn đầu trong việc sản xuất những sản phẩm bổ trợ giảng dạy.
Các sản phẩm của Trung Quốc được ưa chuộng không phải vì câu chuyện về nguồn gốc ra đời, mà chính là do chi phí nhân công rẻ tiết kiệm chi phí, phí thuê mua nhà xưởng rẻ. Việc này dẫn đến các sản phẩm của Trung Quốc có mức giá hợp lý.
Những đối tượng cần sử dụng
Do những cải tiến trong thiết kế và sự đa dạng về mẫu mã mà các sản phẩm trợ giảng có thể được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau. Những nghề liên quan đến việc truyền thụ nội dung đều cần sử dụng máy trợ giảng.
Giáo viên
Đối tượng đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến, sau khi nghe về công dụng của thiết bị trợ giảng chính là các thầy cô giáo, hàng ngày giảng bài trên lớp. Những chiếc máy có thể giúp cho họ truyền thụ bài giảng đến các bạn hiệu quả hơn.
Các lớp học, giảng đường hiện nay thường có số lượng học viên đông nên chắc hẳn việc mua một thiết bị trợ giảng là điều không thể thiếu. Nếu như không có sự giúp sức của những chiếc máy này, giáo viên cần phải dùng sức để duy trì giọng nói của mình luôn to, rõ, đảm bảo cả lớp đều có thể nghe thấy.
Khi đứng giảng trong thời gian lâu, các giáo viên có thể xuất hiện tình trạng kiệt sức, khô họng và nghiêm trọng nhất chính là mất giọng nói. Chính vì thế vai trò của thiết bị trợ giảng đối với nghề giáo viên là rất quan trọng.
Hướng dẫn viên du lịch
Những chiếc máy trợ giảng được thiết kế cho hướng dẫn viên du lịch sẽ có đặc điểm giống như loa. Việc thường xuyên phải di chuyển, đồng thời thuyết trình giới thiệu về các địa điểm dừng chân dành cho du khách cũng khiến cho người làm nghề này mất nhiều sức lực.
Thiết bị trợ giảng có ưu điểm là nhỏ gọn, đi kèm với loa và mic, có thời gian chờ sử dụng lâu dài có thể giúp cho các hướng dẫn viên du lịch không cần phải lo lắng khi tham gia các chuyến hành trình dài. Bên cạnh đó, phần loa còn có thể đính kèm lên áo hoặc cài vào quần, không quá cồng kềnh hay gây vướng víu.
MC hoặc những người bán hàng
MC dẫn chương trình, game show dài tập cũng cần có một thiết bị mang tính linh hoạt, có thể giúp họ vừa di chuyển vừa truyền tải thông tin. Việc tự do di chuyển có thể giúp cho MC, người bán hàng thoải mái dùng ngôn ngữ hình thể, một trong những cách tuyệt vời để thể hiện cảm xúc.
Khi chúng ta tới những siêu thị, tới chợ, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của những thiết bị trợ giảng được thiết kế để thay để micro truyền thống. Chúng có công suất lớn, thiết kế tinh tế, có thể dùng như mắc cài áo.
Máy trợ giảng sẽ hỗ trợ những đặc điểm nào?
Máy trợ giảng có thể hỗ trợ cho người sử dụng nhiều đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mình, bạn có thể lựa chọn một thiết bị trợ giảng phù hợp.
- Thiết bị trợ giảng giúp bạn có thể nói to hơn mà không cần mức quá nhiều sức, nhờ đó bạn có thể nói được nhiều hơn mà vẫn bảo vệ được giọng của mình.
- Giúp cho người hiểu dễ nghe và nghe được to, rõ hơn, hiểu được cụ thể nội dung được truyền tải.
- Hạn chế tối đa tình trạng bị khan tiếng, viêm họng hoặc các bệnh vòm họng khi phải nói quá nhiều. Những người làm công việc truyền tải kiến thức thường rất dễ mắc những bệnh lý liên quan đến vòm họng.
- Thiết bị có thêm tính năng mở được nhạc hoặc 1 bài thu âm đã được thu sẵn. Nếu là giảng viên, bạn có thể thu âm sẵn phần bài giảng để tiết kiệm công sức. Đối với hướng dẫn viên du lịch, việc mở một bài nhạc để khuấy động không khí, thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của mình.
- Vì thiết bị trợ giảng được thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo khi di chuyển, không cần phải quan ngại về vấn đề nặng nề như khi mang theo loa và mic.
Nên chọn máy trợ giảng đắt hay rẻ tiền?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm máy trợ giảng khác nhau, nhằm phục vụ cho từng công việc. Khi lựa chọn một thiết bị hỗ trợ, bạn cần xác định được đặc điểm, khả năng, cũng như sự phù hợp của nó với công việc mà bạn đang làm.
Những thiết bị trợ giảng đắt tiền thường đến từ các thương hiệu lớn, có nhiều tính năng đi kèm và âm thanh trong, bổng, chất lượng tốt. Ngược lại, các sản phẩm giá rẻ, hàng trôi nổi trên thị trường dễ hư hỏng, âm thanh đục, rè và bị nhiễu sóng.
Trước khi chọn mua, bạn không nên chỉ quan tâm đến mức giá mà cần xác định nhu cầu của mình. Sau khi hiểu được mục đích sử dụng, bạn có thể chọn các thiết bị ở mức giá trung bình để có thể sử dụng được hết các tính năng, mà không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí.
Phân loại máy trợ giảng phổ biến
Có hai loại máy trợ giảng được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm khác nhau và đều hoạt động theo nguyên lý chuyển hóa sóng âm.
- Thiết bị trợ giảng không dây: Thường có thiết kế nhỏ gọn, chuyên nghiệp, có tính cơ động và chuyên dụng cao. Phần micro và loa sẽ được kết nối thông qua công nghệ tần số FM, mạng Wireless hoặc phần tần số cực cao UHF. Nhược điểm duy nhất của thiết bị này chính là giá thành khá cao và thời lượng pin yếu.
- Thiết bị trợ giảng có dây: Phần micro và loa sẽ được kết nối với nhau thông qua dây dẫn truyền. Dây này có tác dụng thu và phát ra tần số sóng âm thanh. Chính sự liên kết này khiến nó bất tiện hơn so với loại không dây khi người sử dụng phải đeo liên tục trên vai trong quá trình làm việc, gây nên sự vướng víu. Tuy nhiên, thiết bị không dây có dung lượng pin lâu và giá thành khá rẻ.
Đa phần mọi người có xu hướng thích sử dụng thiết bị trợ giảng không dây vì sự tiện dụng của nó. Tuy nhiên nếu như công việc của bạn không yêu cầu bạn phải di chuyển quá nhiều, bạn có thể lựa chọn thiết bị có dây để tiết kiệm chi phí.
Một số lưu ý quan trọng khi chọn mua
Trước khi chọn mua máy trợ giảng, bên cạnh việc làm rõ mục đích, ngân sách và thu nhập của bản thân, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề về thông số máy. Việc nắm rõ quy tắc giúp cho bạn có thể lựa chọn được những thiết bị chất lượng.
Về độ bền của máy trợ giảng
Hầu hết những thiết bị trợ giảng trên thị trường hiện nay đều được làm từ vỏ nhựa ABS cao cấp, đem lại khả năng chống trầy xước và chống va đập tốt. Bên cạnh đó, một số loại máy xịn còn được cấu tạo từ hợp kim nhôm, đồng thời các nút chức năng được mạ crom giúp chúng trông sang trọng, tinh tế hơn.
Độ bền của máy trợ giảng cũng phụ thuộc khá nhiều vào giá tiền của sản phẩm. Chính vì thế nếu như bạn có mức tài chính khá tốt, bạn nên chọn mua các thiết bị trợ giảng có mức giá từ trung bình đến cao để có thể sử dụng máy trong thời gian dài hơn.
Về công nghệ của máy trợ giảng
Có 4 công nghệ được sử dụng trên các thiết bị trợ giảng được bày bán trên thị trường hiện nay, đó là: CDMA, Bluetooth, UHF, FM. Bạn nên hạn chế lựa chọn các máy có công nghệ không dây FM, đây là công nghệ yếu kém và lỗi thời nhất. Âm thanh truyền tải có thể bị rú, rít, có hiện tượng bắt nhầm sóng, nhiễu sóng khi gặp được tần số tương tự.
Về âm thanh của máy trợ giảng
Bạn nên tham khảo những người dùng trước hoặc test thử phần âm thanh trước khi mua. Hiện nay có khá nhiều thiết bị trợ giảng được hỗ trợ công nghệ hiện đại, có thể điều chỉnh tone giọng phù hợp với người nói, âm thanh rõ ràng, thu hút được người nghe. Việc thử máy trước giúp người mua chọn được sản phẩm có âm thanh tốt, hỗ trợ tối ưu cho công việc của họ.
Về thời lượng pin
Thời lượng sử dụng pin cũng là một vấn đề cần được người dùng quan tâm, nhất là đối với các hướng dẫn viên du lịch. Họ phải làm việc trong thời gian dài mà không có nơi để sạc máy, các thiết bị có pin yếu sẽ làm công việc của bạn bị gián đoạn, cắt ngang.
Chọn mua máy dựa trên môi trường làm việc
Tùy theo môi trường làm việc mà bạn có thể lựa chọn các thiết bị trợ giảng có công suất phù hợp. Nếu như bạn làm việc trong nhà, bạn có thể lựa chọn sản phẩm có công suất vừa phải, tùy theo kích cỡ căn phòng hay giảng đường.
Đối với nhóm người thường xuyên làm việc và hoạt động ngoài trời, họ cần phải chọn lựa thật kỹ thiết bị trợ giảng. Bên cạnh đó, bạn có thể mua kèm theo bộ lọc tạp âm để giúp âm thanh vang xa hơn.
Kết luận
Máy trợ giảng có thể giúp giáo viên truyền đạt được những kiến thức mà vẫn giữ được giọng nói truyền cảm. Mỗi loại máy sẽ có những công dụng và hướng đến đối tượng khác nhau. Bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu chi tiết về thiết bị bổ trợ này, chúc bạn tìm được chiếc máy phù hợp với điều kiện tài chính của mình.