Đôi khi, mọi người vẫn sử dụng đồ của mình không đúng theo ý của nhà sản xuất. Chẳng hạn, thiết bị MP3 được ra đời để phục vụ giới nghe nhạc nhưng chúng lại phát huy tác dụng khác trong nhiều trường hợp đầy bất ngờ. Cùng xem công dụng máy nghe nhạc tại bài chia sẻ này nhé.
Tổng hợp công dụng máy nghe nhạc
1. Chẩn đoán bệnh:
Một nghiên cứu được công bố tại Đại học Cardiology (Mỹ) gần đây cho thấy máy nghe nhạc giúp nâng cao khả năng phát hiện những triệu chứng về tim mạch. Bác sĩ có thể nghe đi nghe lại các file lưu trong thiết bị về sự khác nhau giữa tiếng đập bình thường và bất thường, nhờ đó nhanh chóng nhận biết khi bệnh nhân có dấu hiệu lạ.
Có thể bạn quan tâm:
- Cùng tìm hiểu về lịch sử máy nghe nhạc cầm tay với What-Hifi
- Máy nghe nhạc Sony Walkman thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi
- Đánh giá top 12 máy nghe nhạc MP3, MP4 tốt nhất nên mua
2. Hồ sơ tội phạm:
Một tòa án ở Mỹ dùng iPod để lưu các cuộc nghe trộm điện thoại trong một vụ điều tra về buôn lậu ma túy bởi nó đơn giản hơn là lưu trong băng cassette hoặc đĩa CD.
3. Rèn luyện thể lực:
Nhiều người thích nghe nhạc khi chạy bộ. Chương trình TrailRunner của Apple còn cho phép họ lập kế hoạch về tuyến đường chạy, khoảng cách, mốc thời gian… và sau đó tải vào iPod để có thực hiện chính xác hơn.
4. Du lịch thành phố:
Người sử dụng có thể tải chương trình iSubwayMaps vào thiết bị nghe nhạc để xem bản đồ các tuyến xe điện ngầm từ 24 thành phố lớn trên thế giới như New York, Paris và Berlin tới Moscow, Tokyo và Hong Kong.
5. Tính toán:
Nếu hơi kém toán, bạn có thể dùng iPod khi đi ăn ở nhà hàng để tính hóa đơn với phần mềm TipKalc.
6. Lưu dữ liệu bay:
Công ty có tên LoPresti Speed Merchants tuyên bố sẽ dùng iPod để ghi thông tin về chuyến bay. Máy MP3 này sẽ đóng vai trò như “hộp đen” và có khả năng lưu 500 giờ bay.
7. Học ngoại ngữ:
Thiết bị nghe nhạc đang trở thành công cụ phổ biến trong lớp học. Sinh viên dùng chúng để ghi âm bài giảng, viết ghi chú, tạo thiệp điện tử và thực hành tiếng nước ngoài.
8. Gian lận thi cử:
Tuần qua, báo chí Mỹ liên tục phê phán việc sinh viên trộn lẫn công thức, bài giảng… vào lời bài hát lưu trong máy nghe nhạc để đem vào phòng thi.
Sơ lược về lịch sử của máy nghe nhạc MP3
Trước khi thảo luận về những ưu và nhược điểm của việc sử dụng máy nghe nhạc MP3 một cách chi tiết, hãy tìm hiểu qua một chút về lịch sử của các thiết bị nhỏ bé này. Câu chuyện về máy nghe nhạc MP3 tập trung vào việc làm cho âm nhạc dễ tiếp cận hơn.
Mặc dù máy nghe nhạc MP3 đã xuất hiện từ trước khi Apple nhúng tay vào lĩnh vực này, nhưng sự ra mắt của iPod vào năm 2001 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị này.
Trong thời hoàng kim vào đầu thế kỷ 21, tính di động và khả năng nắm giữ một số lượng lớn các bài hát đã thay đổi cách mọi người nghe nhạc. Mọi người không còn phải lôi theo một phần cứng cùng với bộ sưu tập nhạc trên nhiều đĩa CD (hoặc băng cassette hay đĩa than) đi khắp mọi nơi để nghe nhạc nữa.
Như với hầu hết các công nghệ, máy nghe nhạc MP3 chỉ giữ được vị trí số 1 trong một thời gian ngắn. Sức hấp dẫn của chúng giảm dần do điện thoại thông minh phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đột nhiên xuất hiện những thiết bị có khả năng phát nhạc và làm được nhiều hơn thế khiến máy nghe nhạc MP3 trở nên lỗi thời.
Tuy nhiên, hiện nay, bạn vẫn có thể mua máy nghe nhạc MP3. Câu hỏi duy nhất là, bạn có nên làm việc đó không?
Kết luận về máy nghe nhạc MP3
Vậy rốt cuộc bạn vẫn nên mua một máy nghe nhạc MP3 chứ? Câu trả lời là không. Trừ khi bạn có nhu cầu cụ thể về một thiết bị độc lập để phát nhạc cục bộ, hoặc, vì lý do gì đó, bạn không sở hữu một chiếc điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, đối với đa số mọi người, điện thoại thông minh là lựa chọn tốt nhất. Và bạn có thể dùng số tiền đã tiết kiệm được khi mua máy nghe nhạc MP3 để mua một chiếc điện thoại tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Loa bluetooth – thiết bị thông minh có thể mang đi mọi nơi
- Loa âm trần – Hiện đại, sang trọng với thiết kế đầy mới mẻ
Chúc bạn tìm được cho mình lựa chọn phù hợp!
Tổng hợp: https://cameraxyz.net