Một chiếc máy trợ giảng là thiết bị không thể thiếu đối với một giáo viên hay hướng dẫn viên du lịch. Thiết bị này không chỉ giúp người dùng truyền tải các nội dung cũng như ý tưởng đến người nghe một cách tốt nhất mà còn giúp họ tránh được các căn bệnh liên quan đến họng, phế quản, tiết kiệm sức lực mỗi lần thuyết trình.
Máy trợ giảng có vai trò như thế nào đối với người sử dụng? Máy trợ giảng không dây hay máy trợ giảng có dây đáng mua hơn? Nên mua máy trợ giảng loại nào tốt ? Cùng giải quyết các câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đấy nhé!
Hướng dẫn chọn mua máy trợ giảng tốt nhất
Máy trợ giảng là thiết bị thường được các giáo viên, giảng viên hay hướng dẫn viên du lịch sử dụng để khuếch đại âm thanh lớn hơn, giúp người nghe có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin từ người nói. Với thiết kế đẹp mắt, kết cấu nhỏ gọn, các sản phẩm máy trợ giảng hiện nay đang dần thay thế cho các máy ampli cồng kềnh và phức tạp mà mọi người vẫn thường sử dụng khi trước.
Có thể bạn quan tâm:
- Nên mua máy trợ giảng hãng nào tốt, phù hợp với từng người?
- Tổng hợp thông tin về máy trợ giảng dành cho giáo viên mới
- Máy trợ giảng loại nào tốt nhất thị trường? Giải đáp nhanh
1. Thiết kế và kiểu dáng nhỏ gọn, tiện dụng
Người tiêu dùng luôn luôn ưu tiên các sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển, đồng thời màu sắc tinh tế tích hợp nhiều chức năng trong cùng một sản phẩm.
Có rất nhiều máy với nhiều màu sắc bắt mắt như xanh, xám, đỏ, đen,… bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo sở thích.
2. Chất liệu của máy trợ giảng phải an toàn
Một tiêu chí quan trọng khác mà người dùng quan tâm đó chính là chất liệu máy trợ giảng. Các sản phẩm máy trợ giảng hiện nay hầu hết được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp ABS hay PC, đảm bảo chịu lực tốt và chống trầy xước khi máy rơi, tiện lợi với những người thường xuyên di chuyển với máy trợ giảng.
3. Công suất lớn không phải lúc nào cũng tốt
Với những buổi giảng bài hay thuyết trình dài, người dùng luôn muốn sở hữu một chiếc máy trợ giảng với công suất lớn giúp khuếch đại âm thanh rộng trong hội trường lớn. Tuy nhiên, công suất phát thanh luôn luôn phải đi kèm với chất lượng âm thanh. Nếu âm lượng lớn nhưng lại quá rẻ thì cùng không khiến người dùng cảm thấy yêu thích.
Những máy trợ giảng hiện đại, sử dụng tần số FM thường phát ra âm thanh tốt, cải thiện chức năng hú rít thường gặp ở những máy trợ giảng đời cũ.
4. Dung lượng pin không bị quá thấp
Với những bài giảng có thời lượng cao, người thuyết trình cần một máy trợ giảng phải đảm bảo công suất hoạt động liên tục trong 15-20h. Những máy có dung lượng pin thấp thường bị ngắt giữa chừng do không tải nổi, ảnh hưởng đến mạch của người nói.
Nếu như thường xuyên có những bài thuyết trình dài, người dùng nên ưu tiên sử dụng các máy trợ giảng có dung lượng pin từ 1000 – 2500mAh là hợp lý nhất.
5. Giá máy trợ giảng bao nhiêu?
Thị trường máy trợ giảng hiện nay rất đa dạng, tùy vào thương hiệu sản xuất, kiểu dáng và tính năng mà giá máy trợ giảng có các mức khác nhau, giao động từ 500.000đ đến 2 triệu đồng với các sản phẩm tầm trung.
Với phân khúc máy trợ giảng cao cấp từ các thương hiệu như Apollo, Aepel hay Esfor, các sản phẩm có mức giá khá đắt đỏ, từ 4.000.000đ đến 10.000.000đ.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và túi tiền của bản thân mà bạn nên lựa chọn những sản phẩm hợp lý nhất.
6. Chế độ bảo hành
Một máy trợ giảng trên thị trường hiện nay thường có thời hạn bảo hành trung bình từ 12-24 tháng.
Một số địa chỉ mua máy trợ giảng online uy tín hiện nay bạn có thể tham khảo như: Tiki, Adayroi, Shopee, Sendo,…
Có thể bạn quan tâm:
- Xốp cách âm – vật dụng hữu ích giữa cuộc sống hiện đại
- Mic bluetooth – một thiết bị điện tử hiện đại và tiện lợi
7. Nguyên lý, cấu tạo và cách hoạt động
Với kết cấu 3 bộ phận chính là loa, micro (có dây hoặc không dây), bộ thu phát âm, máy trợ giảng có cơ chế hoạt động như sau: Sau khi micro thu âm thanh sẽ truyền tải đến loa. Tại đây, hệ thống máy sẽ xử lý dữ liệu và khuếch tán âm thanh thu được ra một phạm vi lớn hơn.
Một bài viết khá là dài nhưng rất bổ ích. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có đủ những kiến thức cần thiết để biết máy trợ giảng nào tốt và thích hợp cho công việc của mình. Mong rằng bạn đọc sẽ mua được sản phẩm ưng ý nhất. Hãy Share bài viết để thật nhiều người biết hơn nhé. Cám ơn các bạn quan tâm!